Mã thủ tục
1.002076
Lĩnh vực
Giám định y khoa
Trình tự thực hiện

Bước 1: Trong thời gian 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày ban hành Biên bản GĐYK, cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận trong Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương có văn bản gửi Hội đồng GĐYK nơi đã khám giám định cho đối tượng, nêu rõ lý do không đồng ý. Quá thời hạn nêu trên, Hội đồng GĐYK không xem xét giải quyết;

 Bước 2: Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cá nhân hoặc tổ chức, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời đối tượng:

 Nếu cá nhân hoặc tổ chức vẫn không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh thì Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương theo quy định về phạm vi phân công khám giám định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 8 Thông tư này để khám giám định phúc quyết;

Bước 3: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật

 Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp Trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

Cách thực hiện
Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ
1. Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của một trong các cơ quan sau đây: a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế; b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; c) Sở Y tế; d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội từ cấp tỉnh trở lên; e) Người sử dụng lao động; g) Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đó và đề nghị giám định phúc quyết. Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết đồng thời ph
Phí

Thời hạn giải quyết
Theo quy định của pháp luật
Đối tượng thực hiện
- Tổ chức
Cơ quan thực hiện
Hội đồng giám định y khoa trung ương
Kết quả thực hiện
Biên bản khám giám định
Căn cứ pháp lý
Thông tư 56/2017/TT-BYT: http://vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=129005 Thông tư 243/2016/TT-BTC: http://vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=118550 Luật 84/2015/QH13: http://vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=70811 Luật 58/2014/QH13: http://vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=46744
Điều kiện thực hiện