Mã thủ tục
1.009346
Lĩnh vực
Thi đua Khen thưởng
Trình tự thực hiện
Bước 1: Các đơn vị tổng hợp hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực y tế dự phòng gửi về thường trực hội đồng cấp cơ sở
1. Trong năm xét chọn, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm:
a) Tổ chức phổ biến, thông báo công khai, rộng rãi cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị; trên trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có) về nội dung, tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ;
b) Hướng dẫn đơn vị đề cử những cá nhân thuộc đơn vị, các tổ chức đủ tiêu chuẩn xét tặng;
c) Lập danh sách và hướng dẫn những tổ chức, cá nhân được đề cử báo cáo thành tích có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
2. Tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị và tiến hành bỏ phiếu. Hội nghị hợp lệ khi có trên 2/3 số công chức, viên chức và người lao động của đơn vị có mặt bỏ phiếu, kết quả kiểm phiếu được lập thành biên bản. Chỉ những tổ chức, cá nhân đạt trên 50% số phiếu đồng ý trên tổng số người tham gia bầu, mới được đưa ra Hội đồng cấp cơ sở xem xét.
3. Thông báo công khai kết quả danh sách những tổ chức, cá nhân đạt số phiếu đồng ý tại đơn vị ít nhất 07 ngày làm việc để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết và góp ý kiến, sau đó tập hợp trình Hội đồng cấp cơ sở xem xét.
4. Tất cả các đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được giải quyết theo quy định của pháp luật trước khi Hội đồng cấp cơ sở họp.
5. Tổng hợp kết quả, gửi hồ sơ về Hội đồng cấp cơ sở trước ngày 01 tháng 7 của năm trước năm tổ chức trao tặng.
Bước 2: Hội đồng cấp cơ sở tiến hành xét chọn đối với các tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực y tế dự phòng về thường trực hội đồng cấp Bộ.
1. Hội đồng cấp cơ sở tiến hành rà soát hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn, tiến hành họp và bỏ phiếu để chọn tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ. Các tổ chức, cá nhân đạt 80% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp Bộ xem xét. Trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt, Thường trực Hội đồng lấy ý kiến bằng phiếu bầu;
2. Thông báo bằng hình thức niêm yết công khai danh sách kết quả xét chọn tại trụ sở nơi đặt Thường trực Hội đồng trong thời hạn 07 ngày làm việc.
3. Tổng hợp kết quả, gửi hồ sơ về Hội đồng cấp Bộ trước ngày 15 tháng 8 của năm trước năm tổ chức trao tặng.
Bước 3: Hội đồng cấp Bộ tiến hành xét chọn trên cơ sở đề xuất của Hội đồng cấp cơ sở và tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ xét tặng.
1. Cục Y tế dự phòng (thường trực Hội đồng cấp Bộ) tiến hành thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ và tổng hợp, lập danh sách các tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng báo cáo Hội đồng cấp Bộ trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức trao tặng. 
2. Hội đồng cấp Bộ tổ chức họp xét và bỏ phiếu trước ngày 15 tháng 11 của năm trước năm tổ chức trao tặng để chọn tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ. Các tổ chức, cá nhân đạt 80% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Bộ trưởng quyết định. Trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt, Thường trực Hội đồng lấy ý kiến bằng phiếu bầu. Thông báo công khai kết quả xét chọn trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế trong thời hạn 10 ngày làm việc.
3. Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và trình Bộ trưởng quyết định thực hiện xong trước ngày 01 tháng 01 của năm tổ chức trao tặng.
Cách thực hiện

Nộp trực tiếp trên Cổng DVC Bộ Y tế

 

Thành phần hồ sơ
Thành phần, số lượng hồ sơ trình Hội đồng cấp Bộ
1. Tờ trình của hội đồng cấp cơ sở theo mẫu số 1đ quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020. mẫu1đ.docx
2. Biên bản họp của hội đồng cấp cơ sở theo mẫu số 1e quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020. mẫu1e.docx
3. Các hồ sơ liên quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020.
4. Biên bản kiểm phiếu của Hội đồng cấp cơ sở đối với cá nhân theo mẫu số 2d quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020. mẫu2d.docx
5. Biên bản kiểm phiếu của Hội đồng cấp cơ sở đối với tổ chức theo mẫu số 1g quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020. mẫu1g.docx
 
Thành phần, số lượng hồ sơ trình Hội đồng cấp cơ sở
 
1. Tờ trình của đơn vị theo mẫu số 1a quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020. mẫu 1a.docx
2. Báo cáo thành tích của tổ chức theo mẫu số 1b, cá nhân theo mẫu số 2a quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12 /2020. mẫu 1b.docx
3. Các hồ sơ liên quan quy định tại của Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020 (bản sao có chứng thực), bao gồm: a) Quyết định hoặc giấy chứng nhận phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, Nhà giáo Ưu tú, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác có liên quan; b) Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; Quyết định, biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa sách có ghi tên tác giả và nhà xuất bản; c) Quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền ký ban hành; d) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ pháp lý chứng minh về thời gian công tác tại chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Campuchia và biên giới, biển đảo; vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đ) Văn bản đề xuất của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng. Xác nhận của Bộ trưởng Bộ Y tế (qua Vụ Hợp tác quốc tế) về những đóng góp, cống hiến của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho lĩnh vực Y tế dự phòng Việt Nam. Các văn bản, minh chứng về quá trình công tác, cống hiến của cá nhân công tác tại các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; e) Các văn bản, tài liệu liên quan khác (Nếu có). Bản chính: 3
4. Biên bản Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị theo mẫu số 1c mẫu 1c.docx
5. Biên bản kiểm phiếu đối với tổ chức theo mẫu 1d mẫu 1d.docx
6. Biên bản kiểm phiếu đối với cá nhân theo mẫu số 2b quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020.  mẫu 2b.docx
Phí

Thời hạn giải quyết
132
Đối tượng thực hiện
Công dân, Doanh Nghiệp, Tổ chức
Cơ quan thực hiện
Cục Y tế dự phòng
Kết quả thực hiện
Quyết định, Bằng chứng nhận, Biểu trưng, Tiền thưởng (theo quy định cụ thể tại mỗi lần xét tặng).
Căn cứ pháp lý
Số ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành Cơ quan ban hành
39/2013/QH13 Luật 39/2013/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng 16-11-2013 Quốc Hội
75/2017/NĐ-CP Nghị định 75/2017/NĐ-CP 20-06-2017  
23/2020/TT-BYT Thông tư 23/2020/TT-BYT 02-12-2020
 
Điều kiện thực hiện
Tiêu chuẩn xét tặng cho cá nhân
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có y đức trong sáng, là tấm gương tận tụy trong sự nghiệp phát triển nền Y tế dự phòng Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân trong ngành y tế có thành tích xuất sắc đột xuất: Có sáng kiến, giải pháp hoặc đóng góp đặc biệt xuất sắc, nổi bật, được áp dụng hiệu quả, rộng rãi trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
3. Tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân trong ngành y tế có thành tích cống hiến lâu dài, có thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng đủ 20 năm trở lên và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú hoặc Nhà giáo ưu tú hoặc Chiến sỹ thi đua toàn quốc và sau đó được tặng 01 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác y tế dự phòng hoặc 02 danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên;
b) Đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đến lĩnh vực Y tế dự phòng trở lên và có ít nhất 03 thành tích khoa học thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tham gia biên soạn sách chuyên môn; Chủ nhiệm, đồng Chủ nhiệm, nghiên cứu viên chính hoặc Thư ký đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, dự án khoa học, cấp cơ sở trở lên; Sáng kiến khoa học kỹ thuật, cải tiến giáo trình, phương pháp đào tạo trong lĩnh vực Y tế dự phòng mang lại hiệu quả cao được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và được sử dụng rộng rãi trong thực tế; Trưởng, Phó trưởng Ban, Ủy viên thường trực Ban soạn thảo, Tổ trưởng, Tổ phó, Thư kí ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về y tế dự phòng;
c) Cá nhân thuộc đối tượng được quy đổi thời gian công tác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020 đã được tặng từ 02 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đến lĩnh vực Y tế dự phòng trở lên;
d) Cá nhân là người không giữ chức vụ, người lao động trực tiếp, người làm việc tại y tế cơ sở đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên về công tác Y tế dự phòng.
4. Tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân ngoài ngành y tế và người nước ngoài đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Cá nhân ngoài ngành y tế và người nước ngoài có thành tích, đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực Y tế dự phòng về chuyên môn kĩ thuật, truyền thông, quốc phòng, an ninh, giáo dục sức khỏe, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng, được tập thể công nhận và Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao;
b) Người có đóng góp lớn về vật chất, tài chính, tinh thần cho lĩnh vực Y tế dự phòng;
c) Người nước ngoài có đóng góp nổi bật cho lĩnh vực Y tế dự phòng;
d) Cá nhân có hành động dũng cảm hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh. 
Tiêu chuẩn xét tặng cho tổ chức 
1. Tiêu chuẩn chung: Thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với tổ chức trong ngành y tế. 
a) Đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên về lĩnh vực Y tế dự phòng; 
b) Làm tốt công tác huy động tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
3. Tiêu chuẩn cụ thể đối với tổ chức ngoài ngành y tế và tổ chức nước ngoài đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích, đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực Y tế dự phòng về chuyên môn kĩ thuật, truyền thông, quốc phòng, an ninh, giáo dục sức khỏe, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng, được tập thể công nhận và Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao;
b) Có đóng góp lớn về vật chất, tài chính, tinh thần cho lĩnh vực Y tế dự phòng