Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Ngày 29/3/2013 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 09/2013/TT-BYT hướng dẫn việc tổ chức quản lý hội nghị hội thảo quốc tế về y tế tại Việt Nam. Các tổ chức/cơ quan thuộc đối tượng áp dụng tại Điều 2, Chương I của Thông tư 09 nêu trên có nhu cầu tổ chức Hội nghị/Hội thảo quốc tế trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam xin liên hệ với Bộ Y tế (Vụ Hợp tác quốc tế) để được hướng dẫn.
Hồ sơ xin phép tổ chức Hội nghị/Hội thảo quốc tế trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Chương II, Thông tư số 09/2013/TT-BYT ngày 29/3/2013 hướng dẫn việc tổ chức quản lý hội nghị hội thảo quốc tế về y tế tại Việt Nam.
Lĩnh vực: Thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý thực phẩm và sản phẩm dinh dưỡng58 câu hỏi
Theo Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và Thông tư 117/2018/TT – BTC ngày 28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ tài chính sửa đổi một số điều của Thông tư số 279/2016/TT- BTC gồm các nội dung thu phí như sau: 1. Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 2. Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu 3. Phí thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm 4. Phí thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuộc lĩnh vực y tế 5. Phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm
Thông tư số 04/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 03 năm 2019 của Bộ Y tế Quy định việc phân cấp thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính và đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính. Các đơn vị sau có thể đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính được quy định tại: - Khoản 1, 2, 3 Điều 1 Thông tư số 04/2019/TT-BYT, bao gồm: 1) Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế; 2) Các cơ sở y tế trực thuộc các Bộ, Ngành; 3) Các trường hợp khác không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư này. - Khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư số 04/2019/TT-BYT, bao gồm: 1) Các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế; 2) Các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn quản lý của Sở Y tế.
Theo quy định tại Điều 9, 10, 11 Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV; Khoản 2, Điều 2 Thông tư Thông tư số 04/2019/TT-BYT Quy định việc phân cấp thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính và đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính, cơ sở y tế tư nhân thuộc địa bàn quản lý của Sở Y tế tỉnh nào thì nộp hồ sơ tại Sở Y tế tỉnh đó.
Lĩnh vực: Thủ tục hành chính lĩnh vực Cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh92 câu hỏi
Khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Ngày 12/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế. Nghị định có hiệu lực từ ngày 12/11/2018, theo đó Bộ Y tế sẽ không thực hiện cấp giấy phép xuất khẩu mẫu bệnh phẩm.
Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 15, Nghị định 155/2018/NĐ-CP, cụ thể: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 25 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP; - Bản sao quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện đề tài hoặc dự án nghiên cứu còn hiệu lực hoặc bản sao đề cương đề tài hoặc văn kiện dự án đã được phê duyệt hoặc bản sao văn bản thỏa thuận còn hiệu lực hoặc tài liệu có liên quan giữa các cơ sở trong nước và nước ngoài về việc nhập khẩu mẫu bệnh phẩm; - Bản sao bản tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, II hoặc Giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt an toàn sinh học đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III.
Điều kiện của cơ sở an toàn sinh học cấp I theo quy định tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế và Điều 5, Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, quy định khu vực xét nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Điều kiện về cơ sở vật chất: Có dụng cụ rửa mắt khẩn cấp, hộp sơ cứu; 2. Điều kiện về trang thiết bị: a) Các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và mẫu bệnh phẩm hoặc vi sinh vật được xét nghiệm; b) Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I. 3. Điều kiện về nhân sự: a) Số lượng nhân viên: Có ít nhất 02 nhân viên xét nghiệm. Nhân viên trực tiếp thực hiện xét nghiệm vi sinh vật (sau đây gọi tắt là nhân viên xét nghiệm) phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm mà cơ sở đó thực hiện; c) Nhân viên xét nghiệm, người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn về an toàn sinh học từ cấp I trở lên; 4. Điều kiện về quy định th
Điều kiện của cơ sở an toàn sinh học cấp II theo quy định tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế và Điều 6, Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, quy định khu vực xét nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Điều kiện về cơ sở vật chất: a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 103/2016/NĐ-CP; b) Có hệ thống thu gom, xử lý hoặc trang thiết bị xử lý nước thải. Đối với cơ sở xét nghiệm đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có kết quả xét nghiệm nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa nước thải chung; c) Có biển báo nguy hiểm sinh học trên cửa ra vào của khu vực xét nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2016/NĐ-CP; 2. Điều kiện về trang thiết bị: a) Các điều kiện về trang thiết bị quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 103/2016/NĐ-CP; b) Có tủ an toàn sinh học; c) Có thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hoặc thiết bị kh
Trình tự thực hiện tự công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng thực hiện theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, cụ thể - Trước khi thực hiện hoạt động tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng phải gửi văn bản thông báo đủ điều kiện tiêm chủng theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 cho Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đủ điều kiện tiêm chủng, Sở Y tế phải đăng tải thông tin về tên, địa chỉ, người đứng đầu cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế (thời điểm tính ngày phải công bố thông tin được xác định theo dấu công văn đến của Sở Y tế).
Lĩnh vực: Cấp phiếu tiếp nhận Bản công bố dược liệu sản xuất theo tiêu chuẩn GACP-WHO2 câu hỏi
Anh (chị) không cần trực tiếp ra Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền để nộp. Anh (chị) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và gửi chuyển phát theo đường bưu điện về Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Căn cứ khoản 9 điều 2 Luật Khám bệnh, Chữa bệnh số 40/2009/QH12: “Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dòng tộc, gia đình truyền lại, điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất định được Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh.” Như vậy với các quy định của pháp luật hiện hành, không có căn cứ để cấp giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền cho anh (chị) vì giữa anh (chị) và bác hàng xóm không có quan hệ cùng dòng tộc, gia đình.
Căn cứ điều 2 Quy chế xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” kèm theo Quyết định 39/2007/QĐ-BYT ngày 12/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”: thì Bài thuốc gia truyền được hiểu như sau: “Bài thuốc gia truyền là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận. Những bài thuốc mới được nghiên cứu, sử dụng trong các tài liệu, sách vở hoặc kinh nghiệm của bản thân đều không thuộc phạm vi quy định trong Quy chế này”. Như vậy bài thuốc điều trị bỏng trong trường hợp anh (chị) nêu không được coi là bài thuốc gia truyền do anh (chị) không có quan hệ cùng dòng tộc, gia đình với người truyền bài thuốc.