Khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh giữa các nước được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khoản 6 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 8 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Lương y là người có hiểu biết về lý luận y dược học cổ truyền, có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hoặc không dùng thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đồng y trung ương hoặc Hội đông y cấp tỉnh.
Khoản 9 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dòng tộc, gia đình truyền lại, điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất định được Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh.
Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các nội dung sau: 1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh. 2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. 3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật 4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai. 5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề. 6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các hành vi sau đây bị cấm trong khám bệnh, chữa bệnh: 1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh. 2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. 3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu. 4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động. 5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền. 6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc ch
Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định những đối tượng sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật: 1. Bác sỹ, y sỹ. 2. Điều dưỡng viên. 3. Hộ sinh viên. 4. Kỹ thuật viên. 5. Lương y. 6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Dược sỹ trình độ đại học, cử nhân sinh học, cử nhân hóa học, và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề với văn bằng chuyên môn là kỹ thuật viên (Căn cứ điều điểm c, khoản 2 điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Chú thích 6 Mẫu 01, Chú thích 8 Mẫ
Nhân viên y tế thôn bản không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, vì vậy không được cấp chứng chỉ hành nghề.
Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế làm việc tại các Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống mù lòa, bệnh xã hội,...nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh thì được cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề như sau: 1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với những người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế; người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ khác trừ Bộ Quốc phòng. 2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý của Sở. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Khoản 3 Điều 1 của Thông tư 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 (sau đây gọi tắt là Thông tư 41/2015) quy định về Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là thời gian người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh liên tục sau khi được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng bao gồm cả thời gian thử việc được ghi trong Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bao gồm cả thời gian học sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Khoản 3 Điều 1 của Thông tư 41/2015/TT-BYT quy định về Thời gian khám bệnh, chữa bệnh để làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa, phòng, bộ phận chuyên môn (sau đây gọi tắt là khoa) là thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày người đó được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa, bao gồm cả thời gian học sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó được phân công, bổ nhiệm.
Khoản 3 Điều 3 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định 109/2016/NĐ-CP) quy định Người hành nghề cơ hữu là người đăng ký làm việc liên tục 8 giờ/ngày trong thời gian hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký hoặc người làm việc đầy đủ thời gian mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động có thời gian ít hơn 8 giờ/ngày phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.
Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam như sau: 1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; b) Giấy chứng nhận là lương y; c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. 2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. 3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. 4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành b
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu đối với người Việt Nam được quy định tại Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau: 1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau: a) Văn bằng chuyên môn y; b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ; c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo ch
Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm: 1. Đủ điều kiện theo quy định của Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã trả lời trong câu số 16 ở trên. 2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể là. a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch; b) Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt; trường hợp người hành nghề không biết tiếng Việt thành thạo thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký sử dụng và người phiên dịch phải dịch sang tiếng V
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định tại Điều 6 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau: 1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn y phù hợp với các đối tượng hành nghề quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh. 3. Giấy xác nhận quá trình thực hành: a) Trường hợp thực hành tại Việt Nam thực hiện theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Trường hợp thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì trong giấy xác nhận quá trình thực hành của người có thẩm quyền của cơ sở đó phải bảo đảm các nội dung sau đây: Họ và tên người thực hành; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ cư trú; số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp); văn bằng chuyên môn; năm tốt nghiệp; nơi thực hành; thời gian thực hành; nhận xét về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệ
Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định hồ sơ đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề, bao gồm: 1. Đơn đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; 2. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đã được cấp; 3. Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp với thời gian đào tạo tối thiểu là 6 tháng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị bổ sung.
Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề, bao gồm: 1. Đơn đề nghị cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn theo Mẫu 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; 2. Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị thay đổi; 3. Bản gốc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp; 4. Giấy xác nhận quá trình thực hành quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này; 5. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh trong chứng chỉ hành nghề, bao gồm: 1. Đơn đề nghị thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; 2. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh của người hành nghề; 3. Bản gốc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp; 4. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề khi bị mất hoặc bị hư hỏng, cấp không đúng thẩm quyền, chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật, bao gồm: 1. Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Trong các trường hợp không hành nghề 2 năm liên tục; có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, hoặc không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 02 năm liên tiếp, người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề, hồ sơ đề nghị cấp lại chứng được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 109 bao gồm: 1. Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I đối với người Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định này; 2. Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; 3. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau: a) Văn bằng chuyên môn y; b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng
Trong các trường hợp không hành nghề 2 năm liên tục; có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, hoặc không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 02 năm liên tiếp, người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề, hồ sơ đề nghị cấp lại chứng được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 109 bao gồm: 1. Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 10 Phụ lục I đối với người Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định này; 2. Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; 3. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn y phù hợp với các đối tượng hành nghề quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh. 4. Bản sao hợp lệ giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp. 5. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây: a) Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh; b) Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh,
Điều 9 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề được gửi đến cơ quan sau đây: 1. Việc nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định này được thực hiện như sau: a) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Y tế; b) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý của Sở Y tế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế. 2. Trường hợp người hành nghề đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề nhưng tại thời điểm đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, người hành nghề thay đổi nơi làm việc thì nộp hồ sơ như sau: a) Người hành nghề
Khoản 1,2,3 và 4 Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề được quy định như sau 1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau: a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi ngay cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ; b) Trường hợp hồ sơ gửi theo đường bưu điện thì trong thời hạn 02 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề; 2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên
Khoản 5 Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định quản lý chứng chỉ hành nghề như sau: a) Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp theo Mẫu 01 Phụ lục III, do Giám đốc Sở Y tế cấp theo Mẫu 02 Phụ lục III và Quyết định bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế cấp theo Mẫu 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Mã ký hiệu chứng chỉ hành nghề thực hiện theo Mẫu 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế. b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự in chứng chỉ hành nghề để cấp theo mẫu quy định tại điểm a khoản này, bảo đảm tính liên tục của số chứng chỉ hành nghề trong quá trình cấp và mỗi người hành nghề chỉ có một số chứng chỉ hành nghề.
Điều 12 Nghị định 109 quy định nguyên tắc đăng ký thực hành của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành như sau: 1. Người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2. Người hành nghề chỉ được đăng ký làm người phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Không được đồng thời làm người phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. 3. Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề đã được cấp. 4. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm
Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định việc xác nhận quá trình thực hành đối với bác sỹ, y sỹ, hộ sinh viên, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: 1. 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đối với bác sĩ; 2. 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ; 3. 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên. 4. 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.