Khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh giữa các nước được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khoản 6 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 8 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Lương y là người có hiểu biết về lý luận y dược học cổ truyền, có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hoặc không dùng thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đồng y trung ương hoặc Hội đông y cấp tỉnh.
Khoản 9 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dòng tộc, gia đình truyền lại, điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất định được Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh.
Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các nội dung sau: 1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh. 2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. 3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật 4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai. 5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề. 6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các hành vi sau đây bị cấm trong khám bệnh, chữa bệnh: 1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh. 2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. 3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu. 4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động. 5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền. 6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc ch
Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định những đối tượng sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật: 1. Bác sỹ, y sỹ. 2. Điều dưỡng viên. 3. Hộ sinh viên. 4. Kỹ thuật viên. 5. Lương y. 6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Dược sỹ trình độ đại học, cử nhân sinh học, cử nhân hóa học, và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề với văn bằng chuyên môn là kỹ thuật viên (Căn cứ điều điểm c, khoản 2 điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Chú thích 6 Mẫu 01, Chú thích 8 Mẫ
Nhân viên y tế thôn bản không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, vì vậy không được cấp chứng chỉ hành nghề.