Căn cứ điểm a khoản 1 điều 24 của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì bác sĩ trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề phải qua thời gian thực hành 18 tháng tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh. Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ: “Người hướng dẫn thực hành phải là người có chứng chỉ hành nghề, có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với văn bằng của người thực hành, có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành và có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên” Trường hợp của bạn, để được cấp CCHN bạn phải có thời gian thực hành đủ 18 tháng tại trung tâm y tế (trong trường hợp trung tâm y tế có khoa YHCT) hoặc bệnh viện YHCT, khoa YHCT của bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (có xác nhận của lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh), đồng thời người hướng dẫn thực hành cho bạn cũng cần đủ điều kiện theo quy định nêu trên.
Căn cứ khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì bạn được đăng kí cấp CCHN khi bạn đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội.
Lĩnh vực: Cấp phép đơn hàng nhập khẩu dược liệu5 câu hỏi
1. Để nhập khẩu dược liệu công ty cần có kho bảo quản dược liệu đạt Thực hành tốt bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền (GSP) theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BYT được kiểm tra và cấp phép bởi Bộ Y tế. 2. Sau khi có kho đạt GSP, cơ sở tiến hành làm đơn hàng nhập khẩu dược liệu và chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điều 87 Nghị định 54/2017/NĐ-CP và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP 3. Sau khi được cấp phép đơn hàng, công ty thực hiện nhập khẩu dược liệu và vị thuốc cổ truyền theo quy định của cơ quan hải quan.
Theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BYT. Kho bảo quản dược liệu để nhâp khẩu phải có diệc tích tối thiểu 500 m2 và chiểu cao tối thiểu 3m. Các hướng dẫn đơn vị tham khảo Thông tư số 36/2018/TT-BYT và Phụ lục II thông tư này.
Khoản 3 Điều 11 Nghị định 111 không nêu yêu cầu phải thẩm định hồ sơ tự công bố của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tuy nhiên trong thành phần hồ sơ có những nội dung liên quan đến minh chứng: danh sách người giảng dạy thực hành đáp ứng yêu cầu; danh sách các khoa, phòng tổ chức đào tạo thực hành và số giường bệnh hoặc số ghế răng tại mỗi khoa, phòng; danh sách cơ sở vật chất … Do vậy, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính theo phân cấp (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương) vẫn phải tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá các minh chứng mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp trong hồ sơ theo các quy định tại Nghị định số 111.
Trong quy định tại Khoản 2 Điều 10, điểm e Khoản 2 Điều 9 và trong nội dung quy định tại Nghị định 111 đều yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự công bố theo ngành, chuyên ngành đào tạo và theo chương trình thực hành, trình độ đào tạo của ngành, chuyên ngành. Do vậy, việc cơ sở thực hành được ký hợp đồng với không quá 02 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ đại học, sau đại học và 01 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, chuyên ngành mà cơ sở thực hành đã công bố (Ví dụ: cơ sở thực hành công bố 05 ngành trình độ đại học có thể ký hợp đồng với tối đa 05 x 02 = 10 cơ sở giáo dục đại học có giảng dạy các ngành đó; cơ sở thực hành phải đảm nhiệm giảng dạy theo chương trình thực hành của từng ngành tối thiểu 50%, tối đa 80% tổng thời lượng chương trình thực hành).
Lĩnh vực: Thủ tục bổ nhiệm Giám định viên pháp y và Giám định viên pháp y tâm thần3 câu hỏi
Việc bổ nhiệm Giám định viên pháp y và Giám định viên Pháp y tâm thần thì phải căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2014/TT-BYT ngày 15/02/2014 của Bộ Y tế.
Tiêu chuẩn điều kiện bổ nhiệm Giám định viên pháp y và Giám định viên Pháp y tâm thần được quy định tại Điều 2, Thông tư số 02/2014/TT-BYT ngày 15/02/2014 của Bộ Y tế như sau: 1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật giám định tư pháp và có đủ tiêu chuẩn cụ thể dưới đây được bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần: a) Tiêu chuẩn “có trình độ đại học trở lên” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp cụ thể như sau: Đối với giám định viên pháp y phải là bác sỹ, dược sỹ đại học hoặc tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y; đối với giám định viên pháp y tâm thần phải là bác sỹ đã qua đào tạo định hướng chuyên khoa tâm thần trở lên; b) Tiêu chuẩn “đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực đư
Lĩnh vực: Trang thiết bị và sinh phẩm y tế59 câu hỏi
Khoản 8 Điều 29 của Nghị định 36/2016/NĐ-CP quy định: Nếu thay đổi tên và địa chỉ chủ sở hữu số đăng ký lưu hành, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi văn bản thông báo thay đổi kèm các giấy tờ chứng minh.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Nghị định 36/2016/NĐ-CP và Nghị định 169/2018/NĐ-CP, đơn vị sở hữu số lưu hành chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đưa vào lưu hành và phải thiết lập, tổ chức, quản lý việc truy xuất nguồn gốc trang thiết bị y tế trên thị trường. - Khoản 4, Điều 30 quy định trách nhiệm của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành phải tổ chức quản lý (Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ) đối với hồ sơ quản lý chất lượng trang thiết bị y tế.
Lĩnh vực: Thủ tục xét tặng Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú31 câu hỏi
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Chương I Nghị định số 41/2015/NĐ-CP: "Thầy thuốc trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh,… có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên". Vì vậy cử nhân sinh học, cử nhân hóa học, kỹ sư nông nghiệp không thuộc đối tượng xét tặng.
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 41/2015/NĐ-CP thầy thuốc làm công tác quản lý y tế là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở y tế, viên chức làm việc trong các phòng, ban, văn phòng của bệnh viện, viện, trung tâm.
Lĩnh vực: Thủ tục Xét thưởng hỗ trợ sinh con đúng chính sách dân số3 câu hỏi
Điều 1 Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/5/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số, quy định: Phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Sinh một hoặc hai con; 2. Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 3. Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; 4. Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên; 5. Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; 6. S
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 39/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số, quy định định mức hỗ trợ là hai triệu đồng/người (2.000.000đ/người).
Lĩnh vực: Thủ tục cấp phép hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế5 câu hỏi
Những thủ tục đơn vị muốn tìm hiểu được quy định tại Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (đã được Bộ trưởng Bộ Y tế công bố tại Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BYT ngày 05/4/2019). Theo các văn bản nêu trên, trước hết công ty phải thực hiện các thủ tục sau: - Thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế tại Sở Y tế nơi công ty đặt nhà máy sản xuất. Thủ tục, trình tự quy định tại Chương II Nghị định công bố tại Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BYT. - Sau khi có phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất do Sở Y tế cấp, công ty có thể nộp hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm. Trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành được quy định tại Chương IV Nghị định công bố tại Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BYT.
Nếu sản phẩm diệt côn trùng mà công ty muốn nhập khẩu đã được cho phép bán tự do tại nước sản xuất hoặc một nước khác là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, công ty có thể thực hiện đăng ký lưu hành để nhập khẩu và bán tại Việt Nam. Sau khi được Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành cho chế phẩm đó, công ty được phép nhập khẩu không hạn chế số lượng, thủ tục làm tại Hải quan, không phải xin phép nhập khẩu tại Bộ Y tế. Thủ tục đăng ký lưu hành mới chế phẩm nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ.